Vận hành trạm ép rác thải hiện đại nhất Việt Nam
>> Thu gom xử lý rác thải công nghiệp
>> Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường
>> Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Trạm trung chuyển rác nằm trên đường Lê Thanh Nghị (quận Hải Châu) có kinh phí hơn 171 tỷ đồng với 4 máy ép rác công suất đạt khoảng 500 tấn/ngày. Rác sau khi ép được cho ra thùng kín có sức chứa 10,35 tấn/thùng. Các thùng này sau đó được nâng lên xe tải trọng lớn, chở thẳng lên bãi rác Khánh Sơn để xử lý.
Trong quá trình xử lý rác, các xe vận chuyển bảo đảm rác sẽ không phát sinh mùi hôi, không có nước rỉ ra đường gây ô nhiễm. Với các loại rác thải cồng kềnh, khó xử lý như đồ gỗ, các loại rác thể rắn sẽ được đưa vào máy xay và nghiền vụn rồi chuyển sang máy ép. Đây là máy xay rác đầu tiên tại Việt Nam.
Trạm trung chuyển rác thải nằm trên đường Lê Thanh Nghị (quận Hải Châu) do Ban QLDA đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm vận hành, đã hoàn thành và đang vận hành thử nghiệm.
Theo Sở TN&MT Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày Đà Nẵng phát sinh khoảng 1.000 tấn rác thải, dự báo với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, dự kiến sẽ còn tăng lên 1.600- 1.800 tấn/ngày. Số rác thải này được thu gom, vận chuyển thẳng lên bãi rác Khánh Sơn xử lý thông qua các xe rác từ 5-7 tấn. Số lượng xe rác di chuyển trên đường phố nhiều, phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác, ảnh hưởng xấu tới môi trường, cảnh quan đô thị.
Trạm có 4 máy ép rác công suất đạt khoảng 500 tấn một ngày
Xuất phát từ thực tế này, chính quyền TP Đà Nẵng quyết định đầu tư, đưa vào hoạt động các trạm trung chuyển rác, sử dụng công nghệ ép rác hiện đại cùng với đó là máy xay rác cồng kềnh sẽ giúp cho việc thu gom rác trong khu vực trung tâm đô thị, chuyển rác vào các xe trọng tải lớn không phát sinh mùi hôi, nước rỉ. Đồng thời giảm tải lưu lượng xe rác, xe vận chuyển thu gom rác không chạy lòng vòng gây ô nhiễm mùi hôi và mỹ quan trên đường phố.
Trạm trung chuyển có hệ thống hút mùi, hút gió hiện đại, không phát tán mùi hôi ra môi trường gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư và môi trường xung quanh
Sau trạm này, thành phố sẽ tiếp tục triển khai trạm trung chuyển rác thứ 2 tại Sơn Trà, trạm thứ 3 tại Ngũ Hành Sơn. Khi các trạm trung chuyển hoàn thành đưa vào vận hành, lượng xe vận chuyển rác lên bãi Khánh Sơn sẽ giảm 70%, giải quyết căn bản vấn đề môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải rắn.
Ông Nguyễn Hoàng Xuân, Giám đốc dự án Trạm trung chuyển rác thải tại đường Lê Thanh Nghị cho biết, Theo quy trình vận hành, xe thu gom rác thải từ các quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê về trạm sẽ đươc cân tải trọng để xác định khối lượng rác, sau đó được đổ trực tiếp vào máng nạp rác của máy ép. Mỗi máng nạp có thể tích 15m3, đủ nhận hết rác từ xe có tải trọng 7 tấn trở lại. Máy sẽ thực hiện ép rác cho đến khi đầy thùng chứa (10,35 tấn rác) trong thời gian khoảng 30 phút. Với 4 máy ép rác, trung bình 8 tiếng mỗi ngày toàn trạm sẽ ép được gần 500 tấn.
Cũng theo ông Xuân, đây là máy xay rác cồng kềnh đầu tiên ở Việt Nam, ngay cả các trạm trung chuyển rác ở TP.HCM cũng chưa có. Điều đáng nói, trong quá trình xay, ép rác, các yếu tố tác động đến môi trường như mùi hôi, nước rỉ rác đều có phương án xử lý an toàn, không để biến thành điểm ô nhiễm. Cụ thể, nước rỉ rác sẽ được thu vào mương chảy về trạm xử lý sơ bộ đảm bảo yêu cầu trước khi chuyển về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân công suất 150 ngàn m3/ngày đêm.
Trong 30 phút 1 máy ép được 7 tấn rác
Máy ép rác được thiết kế hiện đại, điều khiển tự động để nâng hạ máng, ép rác và đóng thùng. Đặc biệt, với các loại rác thải cồng kềnh như giường, tủ, ghế, cây… không thể cho trực tiếp vào máy ép mà phải đưa qua máy xay rác ra kích thước nhỏ, đủ yêu cầu
Các xe vận chuyển rác ra vào Trạm đều được qua hệ thống rửa xe tự động tránh việc mang theo bụi bẩn và nước thải phát tán ra môi trường xung quanh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trạm ép rác trên có tổng diện tích là 3.400m2 với 2.100m2 diện tích đất xây dựng. Đây là trạm ép rác hiện đại bậc nhất Việt Nam
Hệ thống camera được lắp đặt truyền về phòng điều hành giúp giám sát mọi hoạt động của nhà máy. Mọi hoạt động bên trong nhà máy đều được kỹ sư điều khiển tự động từ phòng điều hành.