Ô nhiễm, cá chết: Mời dân đối thoại nhưng lãnh đạo không đến!
Nghe tin lãnh đạo Công ty Cổ phần sản xuất Sô đa Chu Lai (thôn Đại Phú, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) mời “đối thoại” về vấn đề ô nhiễm dẫn đến cá chết, người dân đến tham dự nhưng công ty này chỉ cử nhân viên ghi lại ý kiến để báo cáo.
>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
>> Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
>> Thu gom vận chuyển xử lý rác thải công nghiệp
Công ty chỉ cử nhân viên đến ghi nhận ý kiến của người dân để báo lại
Trưa 14-11, nhận giấy mời của trưởng thôn, hơn 300 dân thôn Đại Phú tập trung về nhà văn hóa thôn để “đối thoại” với lãnh đạo Công ty Cổ phần sản xuất Sô đa Chu Lai về việc người dân cho rằng công ty hoạt động gây ô nhiễm môi trường, làm cá chết.
Thế nhưng, khi người dân đã đến đông đủ lại không thấy lãnh đạo công ty này đâu. Thay vào đó, công ty chỉ cử nhân viên là ông Nguyễn Đức Tuấn đến ghi nhận ý kiến của người dân sau đó về báo cáo lại.
Sau khi nghe ông Tuấn thông báo, hàng trăm người dân thôn Đại Phú bức xúc đòi bỏ về. Chỉ khi được ông Lê Minh Xạ, Trưởng thôn Đại Phú, động viên, người dân mới đồng ý ở lại và phản ánh vụ việc.
Họ cho biết từ khi nhà máy sản xuất trên đi vào hoạt động cách đây 6 tháng, cuộc sống của họ bị đảo lộn bởi mùi hôi và tiếng ồn. Người dân phải mang khẩu trang đi ngủ, bọn trẻ cũng khó tập trung học bài. Tệ hơn, cá nuôi trong hồ của người dân cạnh nhà máy liên tục bị chết trắng nhưng chẳng ai đứng ra nhận trách nhiệm.
Trao đổi sau buổi đối thoại, ông Lê Minh Xạ cho biết vào ngày 8-11, ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất Sô đa Chu Lai, đến gặp trưởng thôn và bí thư thôn đề nghị thông báo rộng rãi cho bà con trong thôn rằng sẽ đến gặp gỡ và đối thoại với người dân. Thế nhưng, ông Dũng lại thất hứa khiến mọi người bực tức.
Ông Xạ cho biết từ tháng 6 đến nay đã có ít nhất 5 lần cá nuôi của người dân trong thôn bị chết trắng hồ. Lần gần nhất xảy ra vào ngày 6-11, họ kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng không hề có chuyển biến gì.
Ông Nguyễn Văn Ninh, Phó chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, cho biết nhiều năm trở lại đây, thôn Đại Phú có rất nhiều người chết do bệnh ung thư và dồn sự nghi ngờ do ô nhiễm môi trường từ các nhà máy. Từ năm 2005, khu vực này đã được đưa vào quy hoạch và tiến hành kiểm kê tài sản nhưng đến nay chưa có dự án nào triển khai nên chưa thể giải tỏa. Trong khi đó, xã đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng do không có kinh phí nên cũng chưa thể di dời.
Cá nuôi của người dân cạnh nhà máy sản xuất
sô đa chết trắng hồ
Người dân cho rằng nhà máy sô đa là nguyên nhân
gây ô nhiễm khiến cá chết