LẬP SỔ CHỦ NGUỒN THẢI-BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI LẦN ĐẦU?

Môi trường Chiêu Dương chuyên nhận tư vấn và lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại - báo cáo quản lý CTNH lần đầu.Nhân viên tư vấn nhiệt tình thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chi phí tốt cho doanh nghiệp.
08-03-2022
09:10

Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (SCNT CTNH )là hồ sơ môi trường mà các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại.

1. Vì sao phải lập sổ chủ nguồn thải (SCNT)?

Để tăng cường công tác quản lý và hạn chế ảnh hưởng từ nguồn chất thải nguy hại trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và có phát sinh CTNH với chủng loại và số lượng nằm trong quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNM bắt buộc đăng kí sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

2. Văn bản pháp luật nào quy định phải lạ SCNT? Đối tượng phải lập SCNT?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
  • Nghị định số 38/2015-NĐ-CP ngày 24/04/2015.
  • Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/TT-BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại.

 Đối tượng đăng ký sổ chủ nguồn thải: Theo Khoản 1, Điều 12, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký SCNT với Sở TN&MT nơi cơ sở phát sinh CTNH.

  • Khối lượng phát sinh CTNH từ 600kg trở lên
  • Thời gian hoạt động của cơ sở từ 01 năm trở lên.

Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải
Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải

3. Đối tượng không phải lập SCNT? Nếu không phải lập SCNT thì phải lập hồ sơ gì?

Đối tượng không cần phải lập SCNT: Theo Khoản 3, Điều 12, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định các đối tượng sau không phải đăng ký:

  • Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm
  • Cơ sở phát sinh CTNH định kỳ hay thường xuyên với tổng số lượng CTNH không qua 600kg/năm, trừ trường hợp chất thải thuộc danh mục các chất hữu cơ khó phân hủy(POP) theo quy định tại công ước Stockholm
  • Cơ sở dầu khí ngoài biển.

Hồ sơ cơ sở cần phải làm:

Theo Khoản 4, Điều 14, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định trường hợp không phải lập SCNT thì phải lập Báo cáo quản lý chất thải nguy hại lần đầu. Sở TN&MT sẽ có văn bản tiếp nhận sau khi nhận được báo cáo quản lý CTNH. Văn bản này có giá trị tương đương SCNT.

4. Hồ sơ cần thiết?

  • 01 tờ đơn đăng ký SCNT CTNH theo mẫu tại phụ lục 6A, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
  • 01 giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận kinh doanh, hoặc giấy tờ liên quan tương đương khác.
  • 01 quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường/ Báo cáo đánh giá tác động môi trường/ kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc các giấy tờ tương đương liên quan khác.
  • Đối với trường hợp đăng kí lại SCNT CTNH cần có bản gốc SCNT CTNH đã đăng ký trước đó

5. Khi nào phải đăng ký CẤP LẠI sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH?

Sổ đăng ký chỉ cấp lại trong trường hợp:

  • Có thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
  • Thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở.

6. Xử phạt vi phạm?

Theo điều 21, nghị định 155/2016/NĐCP quy định:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 trường hợp không đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc không đăng ký cấp lại theo quy định
  • Phạt tiền từ 40.000.000 - 50.000.000 trường hợp không ký hợp đồng chuyển giao CTNH với đơn vị có chức năng xử lý CTNH
  • Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 trường hợp không báo cáo CTNH định kỳ.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung