Vì một xã hội không khói thuốc lá

Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28-9-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, từ ngày 15-11-2020, hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm có thể bị phạt tới 500.000 đồng. Bên cạnh đó, hành vi cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; không thực hiện việc treo biển cấm hút thuốc lá, bố trí nơi hút thuốc lá… đều bị phạt nặng với mức phạt tối đa lên tới 30 triệu đồng. Dư luận kỳ vọng, đây là chế tài đủ mạnh nhằm xây dựng một xã hội không khói thuốc lá.
25-11-2020
09:37

>> Công ty Môi trường Chiêu Dương.

>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

>> Nhận thu gom xử lí chất thải công nghiệp

Pa nô tuyên truyền phòng, chống hút thuốc lá trên địa bàn quận Thanh Xuân. Ảnh: Nguyễn Dương.
Pa nô tuyên truyền phòng, chống hút thuốc lá trên địa bàn quận Thanh Xuân. Ảnh: Nguyễn Dương.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông công cộng thành phố Hà Nội: 

Tăng mức phạt là hết sức cần thiết

Mặc dù Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đều có điều khoản quy định cấm hút thuốc lá trên các phương tiện công cộng như ô tô, máy bay… nhưng thời gian qua vi phạm vẫn diễn ra tràn lan.

Việc hút thuốc lá trong môi trường khép kín khiến không khí bị nhiễm khói thuốc, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của những người xung quanh. Chưa kể, hút thuốc trên xe ô tô, bến xe có thể gây nguy cơ cháy nổ cao. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP tăng mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng lên mức 200.000 đồng đến 500.000 đồng với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Tại địa điểm cấm hút thuốc lá, nếu như không có biển “Cấm hút thuốc lá”, cơ quan chức năng phát hiện sẽ xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Theo tôi, tăng mức phạt là hết sức cần thiết để răn đe, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường sống xanh - sạch - không khói thuốc lá. Bên cạnh đó cần triển khai thực hiện quy định này nghiêm túc để đạt hiệu quả thiết thực.

Ông Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội: 
Đẩy mạnh tuyên truyền để tăng nhận thức của người dân 

Sau 7 năm kể từ khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng không mấy được cải thiện. Đặc biệt, tại các bến xe vẫn còn rất nhiều người không quan tâm hoặc cố tình phớt lờ quy định này. Chẳng hạn, tại các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm mặc dù có treo biển: “Không hút thuốc lá”, nhưng nhiều người vẫn vô tư nhả khói thuốc làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Được biết, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế của lực lượng công an, cơ quan bảo hiểm xã hội... đồng thời quy định cụ thể chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với từng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, tăng mức phạt chỉ là biện pháp cuối cùng, điều cốt lõi là phải đẩy mạnh tuyên truyền để tăng nhận thức của chính người dân.

Việc xử phạt nặng hành vi hút thuốc lá nơi công cộng sẽ góp phần xây dựng một xã hội không khói thuốc lá. Ảnh: Hải Nguyễn
Việc xử phạt nặng hành vi hút thuốc lá nơi công cộng sẽ góp phần xây dựng một xã hội không khói thuốc lá. Ảnh: Hải Nguyễn

Bà Vũ Thanh Hà, Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 
Phạt “nguội” giúp người dân có cơ hội giám sát, phát hiện những hành vi vi phạm

Một trong những điểm mới rất đáng lưu ý của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, đó là quy định các cơ quan chức năng được phép sử dụng các công cụ, cách thức nhằm phát hiện các hành vi vi phạm như: Camera, chụp ảnh, quay phim… để xử phạt "nguội" đối với những người hút thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm. Đây là cách làm mới, rất phù hợp với xu thế phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, vừa tiết kiệm nhân lực, chi phí, vừa tăng tính hiệu quả trong phát hiện và xử lý hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, việc tăng mức xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; thậm chí phạt luôn cả bố, mẹ hay người nhà nếu có hành vi sai con dưới 18 tuổi đi mua thuốc lá… là quy định rất nghiêm khắc, nhằm bảo vệ trẻ em trước nguy cơ, tác hại về sức khỏe do thuốc lá gây ra. Hy vọng với những quy định mới, mỗi người dân sẽ là người giám sát, phát hiện, cung cấp hình ảnh, chứng cứ giúp cơ quan chức năng xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Ông Hoàng Văn Dần, thôn Tuân Lề, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh: 
Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã “khoanh vùng” tất cả các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, mua bán và sử dụng thuốc lá nơi công cộng. Nếu trước đây, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chỉ quy định địa điểm công cộng phải treo biển chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá”, thì tại Nghị định mới, các quy định đã chi tiết, cụ thể hơn rất nhiều. Ví dụ, tại các địa điểm công cộng như bến xe, nhà ga, sân bay… nếu không treo biển có biểu tượng hoặc chữ “cấm hút thuốc lá”, hoặc treo biển nhưng không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Quy định mới không chỉ quy trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị, mà còn giúp tránh tình trạng thực hiện quy định theo kiểu qua loa, đối phó như đã xảy ra tại nhiều nơi trước đây.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung