Kế hoạch giám sát môi trường với các cơ sở, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao năm 2022

Trong năm 2022, sẽ thực hiện giám sát theo kế hoạch được duyệt dự kiến 2 đợt/năm (chưa bao gồm các đợt giám sát đột xuất khi cần thiết theo chỉ đạo)...
09-05-2022
08:05

>> Thu gom xử lý rác thải công nghiệp

>> Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

>> Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Thông tin về kề kế hoạch xử lý dứt điểm một số điểm nóng, khu vực ô nhiễm môi trường trong năm 2022 và trong thời gian tới tại cuộc họp về kế hoạch xử lý các điểm ô nhiễm môi trường chiều 5/5/2022, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, Tổng cục sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, trong năm 2022 sẽ thực hiện giám sát theo kế hoạch được duyệt dự kiến 2 đợt/năm. Đợt 1 sẽ giám sát việc khắc phục các tồn tại, hạn chế và việc phòng ngừa nguy cơ gây ra sự cố môi trường đã nêu trong năm 2021, đồng thời Đoàn giám sát yêu cầu Nhà máy thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường khác phù hợp với quy định và thực tế phát sinh tại thời điểm giám sát.

Đợt 2 thực hiện giám sát các yêu cầu đã nêu ra trong đợt 1, đánh giá kết quả thực hiện vào cuối đợt giám sát và yêu cầu nhà máy thực hiện các nội dung liên quan để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tiếp theo.

Cùng với đó, Tổng cục Môi trường đã xây dựng kế hoạch triển khai, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông trong năm 2022 và trong thời gian tới.

Cụ thể, sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất dự án triển khai khắc phục ô nhiễm sông Cầu tại mỗi địa phương, trong đó tập trung trước mắt vào kiểm soát các cơ sở xả thải lớn, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề.

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chỉ tiêu chưa hoàn thành đã đặt ra, đặc biệt là tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước làng nghề, các cơ sở sản xuất có nguồn thải ra sông; kiểm soát chặt chẽ nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có lưu lượng thải lớn;...

Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông (Ảnh một đoạt sông Nhuệ)
Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông (Ảnh một đoạt sông Nhuệ)

Để tập trung xử lý các điểm nóng ô nhiễm môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đề nghị Tổng cục Môi trường tập trung xây dựng quy định về tiêu chí đánh giá cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao (thống nhất áp dụng trên cả nước), thực hiện giám sát hoặc đưa ra khỏi danh sách đang giám sát, làm cơ sở cho các Cục Bảo vệ môi trường vùng rà soát, đánh giá để bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách giám sát.

Để tiếp tục giám sát có hiệu quả đối với các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao trong thời gian tới, cần quan tâm thực hiện duy trì, tăng cường hiệu quả và nhân rộng mô hình tổ giám sát có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để giúp tăng cường giám sát hiệu quả, công khai, liên tục việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường của cơ sở.

Ông Nhân cũng đề nghị Tổng cục Môi trường tăng cường ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát nguồn thải thông qua việc xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu để khai thác thông tin nguồn thải, số liệu quan trắc tự động, cảnh báo sự cố, xây dựng các bản đồ phân bố nguồn thải phục vụ công tác quản lý môi trường… Yêu cầu Tổng cục Môi trường tổ chức Đoàn công tác làm việc với một số tỉnh miền Trung về ô nhiễm môi trường tại các cảng cá và các vấn đề môi trường nổi bật…

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung