Hà Nội cần làm gì để chấm dứt tình trạng ô nhiễm như hiện nay?

Các chuyên gia cho rằng, lượng lớn khí thải, bụi thoát ra từ hoạt động sản xuất, giao thông và xây dựng khiến Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng.
30-09-2019
09:00

Công ty Môi trường Chiêu Dương 

>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

>> Nhận thu gom xử lí chất thải công nghiệp

Rác thải là nguyên khiến chất lượng không khí suy giảm

Ngày 27/9, theo ứng dụng đo thời tiết như Air Visual hay Pam Air, nhiều điểm quan trắc tại Hà Nội có chất lượng không khí AQI ở trên mức 150, chạm mốc 180. Còn theo số liệu từ Cổng thông tin quan trắc môi trường của TP.Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí trung bình một ngày AQI tính đến sáng ngày 28/9 là 147 - đây là mức chỉ số không tốt cho nhóm nhạy cảm, có thể bị ảnh hưởng sức khỏe.

Một số nguyên nhân chính khiến Hà Nội chịu tình trạng ô nhiễm đến mức báo động đã được các chuyên gia đầu ngành, đơn vị chức năng nêu rõ. Tuy nhiên, khi nhìn nhận trực diện vấn đề khiến môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng từng giờ, không thể không kể đến việc nhiều công trình xây dựng không đảm bảo yếu tố môi trường hay chưa di dời được các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội đô.

Theo báo Lao động, nguyên nhân gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn không khí ở Hà Nội là do rác thải tồn đọng, ùn ứ ở một số tuyến đường, kênh mương.

Theo báo Lao động, nguyên nhân gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn không khí ở Hà Nội là do rác thải tồn đọng, ùn ứ ở một số tuyến đường, kênh mương. Theo ghi nhận PV, bên lề đường Quang Tiến, cách cổng trường THPT Đại Mỗ (thuộc phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội) chừng 20m, tình trạng rác thải sinh hoạt, phế thải VLXD hình thành tự phát trong một thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của học sinh và người dân nơi đây. Tương tự, con mương nằm trên địa bàn phường Định Công, bắt nguồn từ ngõ 192 đường Lê Trọng Tấn (quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ lâu trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp của hàng trăm hộ dân. Một lượng lớn rác thải sinh hoạt tập kết ven bờ mương, lâu ngày đã phân hủy, bốc mùi hôi thối khiến cho bất cứ ai qua đoạn mương cũng phải khiếp sợ.

Theo ông Nguyễn Hữu Tiến - Tổng Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội - cho biết, công ty là đơn vị được giao quản lý, vận hành 2 bãi rác lớn nhất thành phố hiện nay là Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì).

Trong đó mỗi ngày, bãi rác Nam Sơn tiếp nhận 4.500 - 4.700 tấn; bãi rác Xuân Sơn khoảng 1.200 tấn. Với lượng rác này, đến hết năm 2020, cả hai bãi sẽ không còn khả năng tiếp nhận thêm. Và đây sẽ là sức ép rất lớn nếu không sớm thúc đẩy các dự án xử lý rác tiên tiến khác trên địa bàn thành phố.

Đáng chú ý, hiện nay hầu hết bãi rác của thành phố đều sử dụng biện pháp chôn lấp và có tới 85 - 90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất), nhiều bãi rác trong tình trạng quá tải. Đặc biệt, kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh các bãi rác có xu hướng gia tăng vượt quy chuẩn từ 1,2 - 1,5 lần cho phép. Tại các bãi chôn lấp, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

Khi PV đề cập về vấn đề xử lý rác ở Hà Nội, ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết: “Rác của các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội phải đi theo hướng xử lý bằng công nghệ từ các nhà máy. Lẽ ra, việc này chúng ta đã phải thực hiện từ rất lâu, nhưng thực tế việc triển khai nhà máy xử lý rác hiện đại vẫn loay hoay và triển khai chậm. Thực trạng này, chúng ta phải có đánh giá nghiêm khắc để đưa ra được chiến lược xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam”.

Ông Nghiêm Xuân Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam - cũng nhấn mạnh, việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp vừa tốn diện tích đất, vừa khó kiểm soát vệ sinh môi trường. Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn là nơi tiếp nhận rác lớn nhất của thành phố, theo tính toán cũng sẽ hết chỗ chôn lấp vào năm 2020. Việc này đặt ra cho Hà Nội yêu cầu phải sớm có phương án xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại.

Biểu đồ chỉ số chất lượng không khí trung bình AQI ngày 27.9 (nguồn Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội).

Chất lượng không khí suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh - giảng viên bộ môn tai mũi họng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch - cho biết, nguồn sinh ra bụi mịn PM2.5 ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Loại bụi này có kích thước siêu nhỏ, chúng có thể đi vào đường hô hấp khi con người hít thở, từ đó có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.

Ngoài ra, khi độ ẩm trong ngày ở mức cao 92 - 95%, hiện tượng nghịch nhiệt (tầng cao nhiệt độ cao, tầng thấp nhiệt độ thấp) khiến lớp bụi, khói luẩn quẩn mặt đất không thoát lên được. Đây được xem là hiện tượng mù chứa nhiều chất ô nhiễm trong không khí diễn ra mấy ngày vừa qua.

Mức độ ô nhiễm đang ở mức báo động.

Bà Nguyễn Thị Anh Thư - cán bộ nghiên cứu về chất lượng không khí của GreenID (Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh) - cho biết, trong 3 năm gần đây, GreenID đều tiến hành các báo cáo định kỳ đánh giá chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn khiến chất lượng không khí ngày càng kém.

“Theo những đánh giá của chúng tôi và các báo cáo chất lượng không khí trong những năm gần đây thì hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với ô nhiễm, nồng độ bụi mịn trong không khí vẫn ở mức cao. Quy hoạch đô thị trong các thành phố lớn có quá nhiều nhà cao tầng cùng với các điều kiện thời tiết như nghịch nhiệt khiến khối không khí bị ô nhiễm không thể phát tán lên cao. Ngoài ra, các nguồn khí thải bên ngoài theo hướng gió, đặc biệt là từ các khu công nghiệp cũng ảnh hưởng tới không khí” - bà Anh Thư nhận định.

Bà Anh Thư cho rằng, sự gia tăng của các nguồn gây ô nhiễm nội ô như số lượng các phương tiện giao thông, các hoạt động xây dựng, các hoạt động sinh hoạt của người dân là nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng không khí suy giảm. Để cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường, cần phải có sự chung tay giữa chính quyền và người dân, đồng thời cũng cần sự phối hợp giữa các ban, ngành khác nhau.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung