Làng nghề làm hương đen “đổi đời” nhờ tái chế rác ở Hà Nội

Nghề tái chế rác thải mang đến thu nhập ổn định cho người dân thôn Xà Cầu nhưng cũng mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu rác không được xử lý đúng cách.
11-08-2022
08:01

>> Thu gom xử lý rác thải công nghiệp

>> Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

>> Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 30 km, trước đây, thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) có nghề làm hương đen nổi tiếng. Tuy nhiên, do nghề làm hương thu nhập không ổn định nên gần 200 hộ đã chuyển qua thu gom, buôn bán phế liệu.

Người dân nơi đây thu mua đủ loại phế thải từ thùng phi, chai lọ, dây điện, ống nước… chất thành từng đống, ngổn ngang khắp nơi.

Với đồ phế thải bằng nhựa, người dân thôn Xà Cầu không bỏ đi bất cứ thứ gì. Sau khi các container vận chuyển rác về làng, các hộ dân sẽ tiến hành phân loại rồi tái chế.

Công việc tái chế rác thải không mất nhiều sức lao động nên không khó để bắt gặp hình ảnh người già và trẻ em hay cả hộ gia đình cùng làm việc tại các xưởng phân loại.

Tuy vậy, nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chị Đỗ Tâm (người dân thôn Xà Cầu) cho biết khi phân loại rác, nếu không cẩn thận thì rất dễ bị thương bởi các mảnh nhọn, kim tiêm lẫn lộn trong phế thải

Rác thải sẽ được phân loại, chia màu, bóc tem nhãn. Sau đó người dân sẽ cho vào máy ép thành từng khối cao khoảng 50 - 60 cm. Nhiều loại chai nhựa, ống nhựa khác thì được cho vào máy nghiền nát thành những mẩu vụn để tái chế.

Nghề thu mua phế liệu đã trở thành “cần câu cơm” của hàng trăm hộ dân nơi đây, đưa Xà Cầu thành thôn khá giả nhất vùng nhưng lại khiến người dân phải sống trong cảnh rác thải bủa vây khắp nơi.

Một số rác thải nhựa bị vứt tràn lan, trôi nổi gây ô nhiễm nguồn nước nhất là khi trời nắng, bốc lên mùi hôi thối.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung