Nhiều tỉnh miền Trung: Mưa lũ bao vây

Trong hai ngày 9 và 10-10, trên địa bàn nhiều tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi mưa rất to. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu, quốc lộ bị nước lũ chia cắt. 
11-10-2022
08:02

>> Thu gom xử lý rác thải công nghiệp

>> Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

>> Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Mưa kỷ lục

Quảng Nam là nơi có lượng mưa lớn đến mức cực đoan, trong đó lượng mưa đo được tại hồ chứa Thạch Bàn và Vĩnh Trinh từ 7 giờ - 13 giờ ngày 10-10 lần lượt là 314mm và 354mm. Khu vực có lượng mưa lớn nhất từ 19 giờ ngày 9-10 đến 13 giờ ngày 10-10 tại khu vực hồ Vĩnh Trinh đo được là 491mm. Do vậy, từ sáng 10-10, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị ngập lụt.

Nước lũ tại các huyện hạ du sông Thu Bồn và Vu Gia như Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Nông Sơn... ngập sâu trong nước và chia cắt với bên ngoài. Nhiều tuyến đường huyết mạch như QL14B, QL14D, QL14H, QL40B, ĐT610, ĐT617 nước ngập sâu từ 0,3-0,6m khiến giao thông nối từ đường Hồ Chí Minh xuống QL1A bị tắc. 

Nhiều tuyến đường, ngầm tràn tại huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) ngập sâu, gây ách tác giao thông. Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Nhiều tuyến đường, ngầm tràn tại huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) ngập sâu, gây ách tác giao thông. Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Theo ghi nhận tại tuyến ĐT610 đoạn đi qua xã Duy Trung (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), bắt đầu từ 13 giờ ngày 10-10 nước lũ từ thượng nguồn đổ về rất lớn. Nhiều đoạn của tuyến đường này ngập sâu khoảng 0,3-0,5m khiến nhiều xe máy không thể di chuyển, bị chết máy phải dắt bộ. Anh Nguyễn Minh Hải (trú xã Duy Trung) cho biết, nước bắt đầu đổ về vào khoảng đầu giờ trưa và lên rất nhanh, mỗi giờ lên khoảng 0,2-0,3m. Gia đình anh phải chuyển đồ đạc lên cao vì mưa lớn, nước lên nhanh, nguy cơ gây lũ là khó tránh khỏi.

Mưa kỷ lục

Quảng Nam là nơi có lượng mưa lớn đến mức cực đoan, trong đó lượng mưa đo được tại hồ chứa Thạch Bàn và Vĩnh Trinh từ 7 giờ - 13 giờ ngày 10-10 lần lượt là 314mm và 354mm. Khu vực có lượng mưa lớn nhất từ 19 giờ ngày 9-10 đến 13 giờ ngày 10-10 tại khu vực hồ Vĩnh Trinh đo được là 491mm. Do vậy, từ sáng 10-10, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị ngập lụt.

Nước lũ tại các huyện hạ du sông Thu Bồn và Vu Gia như Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Nông Sơn... ngập sâu trong nước và chia cắt với bên ngoài. Nhiều tuyến đường huyết mạch như QL14B, QL14D, QL14H, QL40B, ĐT610, ĐT617 nước ngập sâu từ 0,3-0,6m khiến giao thông nối từ đường Hồ Chí Minh xuống QL1A bị tắc. 

Theo ghi nhận tại tuyến ĐT610 đoạn đi qua xã Duy Trung (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), bắt đầu từ 13 giờ ngày 10-10 nước lũ từ thượng nguồn đổ về rất lớn. Nhiều đoạn của tuyến đường này ngập sâu khoảng 0,3-0,5m khiến nhiều xe máy không thể di chuyển, bị chết máy phải dắt bộ. Anh Nguyễn Minh Hải (trú xã Duy Trung) cho biết, nước bắt đầu đổ về vào khoảng đầu giờ trưa và lên rất nhanh, mỗi giờ lên khoảng 0,2-0,3m. Gia đình anh phải chuyển đồ đạc lên cao vì mưa lớn, nước lên nhanh, nguy cơ gây lũ là khó tránh khỏi.

Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Tri, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngập sâu gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông
Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Tri, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngập sâu gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông 

Đêm 9 và ngày 10-10, trận mưa lớn kéo dài khiến nước thượng nguồn ập xuống cuốn trôi hàng chục hécta diện tích cá nuôi của người dân xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Chỉ một đêm, nông dân xã Hòa Khương mất trắng cả chục tỷ đồng. 

Dọc tuyến đường vào thôn Phú Sơn 2 (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), nhiều khu vực nước dâng quá đầu gối. Người dân tụ tập tại khu nuôi cá thuộc thôn Phú Sơn 1, Phú Sơn 2 để vớt số ít cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá ba sa, cá leo…còn sót lại. Buồn bã nhìn về phía ao hồ, anh Trần Văn Cảnh (30 tuổi, trú thôn Phú Sơn 2) than thở, chỉ sau khoảng 6 tiếng buổi sáng, toàn bộ số cá trê, cá ba sa “không cánh mà bay”. Không chỉ thiệt hại 50-60 triệu đồng/ao, giờ đây anh không biết xoay xở thế nào để trả tiền lãi ngân hàng.

Cầm trên tay mấy con cá còn thoi thóp, anh Phan Công Luận (thôn Phú Sơn 2) cho biết, nước lên nhanh, mọi người chỉ kịp vớt vát số cá cuối cùng còn đọng trong ao. 

Cách đó chừng 1km, từ khuya, nhiều hộ nuôi cá khu vực Hố Đề (thôn 5, xã Hòa Khương) dầm mưa suốt đêm để giăng lưới quanh hồ giữ cá nhưng cũng chẳng được gì. Ông Nguyễn Chí Tâm, chủ một hồ cá tại đây, cho biết, ông thả nuôi 50 triệu đồng tiền giống cá leo mấy tháng qua. Chỉ non 1 tháng nữa là thu hoạch thì... Suốt đêm gia đình ông dùng nhiều loại lưới đóng cọc giăng giữ nhưng nước mạnh quá cuốn đi tất cả. Tổng thiệt hại lên đến vài trăm triệu đồng. 

Ông Nguyễn Kế Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), cho hay, mưa lớn đã gây ngập gần 47,3ha nuôi trồng thủy sản, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Trong đó, nặng nhất là khu nuôi cá tập trung tại Phú Sơn 1, Phú Sơn 2 thiệt hại 14ha; khu vực Hố Đề thiệt hại 13,3ha; Phú Sơn Tây 2ha; khu Phước Sơn 3,2ha; khu Bàu Già 1,6ha, Phú Sơn Nam 3ha; khu vực Hố Mua 10,2ha… 

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung