Đầu tư 2 lò đốt rác tiền tỷ rồi “đắp chiếu” sau vài năm sử dụng

Huyện Hậu Lộc có 3 lò đốt rác với tổng mức đầu tư hàng chục tỷ đồng, được xem như hướng đi mới trong việc giải quyết những bất cập về rác thải cơ sở. Tuy nhiên, 2 trong số 3 lò đốt chỉ tồn tại được một thời gian ngắn rồi dừng hoạt động, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí quỹ đất, thất thoát ngân sách Nhà nước...
19-12-2022
08:45

>> Thu gom xử lý rác thải công nghiệp

>> Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

>> Lập hồ sơ GPMT và Đăng ký môi trường

Công cuộc xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường là vấn đề nức nhối không của riêng địa phương nào. Việc phải hít bụi, mùi hôi, mùi khét là tình cảnh mà nhiều người dân sống xung quanh các lò đốt rác thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa phải chịu đựng nhiều năm qua. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi trung bình mỗi ngày huyện này phát sinh khoảng gần 90 tấn rác thải nhưng 2 trong tổng số 3 lò đốt rác đã dừng hoạt động. Nguyên nhân do lượng rác gây quá tải và công nghệ đốt rác không đảm bảo môi trường. Đáng nói, lượng lớn rác thải tồn dư tại các lò dừng hoạt động cũng chưa được dọn sạch, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Lò đốt rác xã Đại Lộc mới đưa vào sử dụng vài năm đã phải tạm dừng.
Lò đốt rác xã Đại Lộc mới đưa vào sử dụng vài năm đã phải tạm dừng.

Theo tìm hiểu, năm 2016 dự án lò đốt rác tại xã Đại Lộc (Hậu Lộc) được khánh thành và đưa vào hoạt động nhằm xử lý rác thải sinh hoạt cho người dân địa phương. Dự án có diện tích khoảng 1,5ha, tổng vốn đầu tư khoảng 7 tỷ đồng, do UBND xã Đại Lộc làm chủ đầu tư, gồm các công trình như: đường bê tông, nhà bảo vệ, khu lò đốt được lợp mái tôn… Được đầu tư bài bản, nhưng mới hoạt động được một thời gian ngắn, cuối năm 2020 lò đốt này đã phải “đắp chiếu”.

Nói về nguyên nhân ngừng hoạt động của lò đốt rác, một lãnh đạo xã Đại Lộc cho biết, lò đốt rác này có công suất tiêu thụ khoảng 12 tấn/ngày đêm, tuy nhiên khi đưa vào sử dụng thì chỉ đạt công suất 5 - 6 tấn/ngày đêm. Để duy trì hoạt động của lò đốt, xã Đại Lộc đã ký hợp đồng với một hộ dân tại địa phương để vận hành.

Máy móc tại lò đốt hoen gỉ, hư hỏng sau thời gian dừng hoạt động.
Máy móc tại lò đốt hoen gỉ, hư hỏng sau thời gian dừng hoạt động.

Mức thu từ người dân là 8.000 đồng/khẩu/tháng. Sau 5 năm hết hợp đồng, hộ gia đình này đã dừng ký hợp đồng. Nguyên nhân là lò đốt xuống cấp, công nghệ lạc hậu, kinh phí bảo dưỡng lớn, thu không đủ chi.

Tương tự, năm 2018 UBND xã Hoà Lộc (Hậu Lộc) đầu tư xây dựng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thôn 2 Bái Trung với diện tích hơn 3.000m2. Số vốn đầu tư của công trình là khoảng 5,2 tỷ đồng. Công suất xử lý chất thải của lò đốt rác là 7 tấn/ngày. Sau khi đi vào hoạt động, lò đốt rác Hòa Lộc đã xử lý rác thải sinh hoạt cho hai xã Hòa Lộc và Xuân Lộc. Riêng xã Hòa Lộc có hơn 12.650 nhân khẩu, còn xã Xuân Lộc có trên 5.000 nhân khẩu.

Năm 2018 UBND xã Hoà Lộc đầu tư xây dựng lò đốt trên địa bàn thôn 2 Bái Trung với diện tích hơn 3.000m2.
Năm 2018 UBND xã Hoà Lộc đầu tư xây dựng lò đốt trên địa bàn thôn 2 Bái Trung với diện tích hơn 3.000m2.

Theo tính toán của UBND xã Hòa Lộc, với số nhân khẩu và lượng rác thu gom về hàng ngày, số rác thải ra của người dân hai xã mỗi ngày cao gấp đôi so với công suất hoạt động của lò đốt rác. Do vậy, tình trạng quá tải xảy ra, lượng rác tồn chưa xử lý kịp gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Do quá tải cộng với hệ thống xử lý của lò đốt rác không đảm bảo môi trường nên sau 4 năm đi vào hoạt động, tháng 7/2022 lò đốt rác ở xã Hòa Lộc đã dừng hoạt động. Tuy nhiên, lượng rác còn tồn đọng bên trong tiếp tục gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Xuân Hán - Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc cho biết: “Dừng hoạt động lò đốt rác là lãng phí ngân sách Nhà nước, nhưng do lò đã xuống cấp, công nghệ cũ không đảm bảo môi trường nên buộc phải làm như vậy. Sau khi dừng lò đốt, xã đã ký hợp đồng với công ty môi trường để thu gom rác cho người dân”.

Khối tài sản công được đầu tư hàng tỷ đồng "trùm mền" sau thời gian ngắn sử dụng.
Khối tài sản công được đầu tư hàng tỷ đồng "trùm mền" sau thời gian ngắn sử dụng.

Ghi nhận tại 2 lò đốt rác, nhìn chung tất cả các hạng mục của các lò đốt đều bị hoen rỉ, xuống cấp, mái che mục nát, xung quang tràn ngập rác thải. Tại lò đốt rác xã Hoà Lộc, hệ thống tường rào bị sập đổ khiến rác thải tràn ra đồng ruộng của người dân. Việc đầu tư rồi sử dụng không hiệu quả dẫn đến ngừng hoạt động lò đốt rác không chỉ trở thành điểm gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn gây lãng phí nguồn ngân sách của Nhà nước.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung