Hàng chục triệu tấn xỉ thải nhà máy nhiệt điện biết đổ đi đâu?
Công ty Môi trường Chiêu Dương
>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
>> Nhận thu gom xử lí chất thải công nghiệp
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3
Đề xuất đáng chú ý này là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra trong Báo cáo kết quả làm việc giữa Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) với Tập đoàn điện lực (EVN) diễn ra vào cuối tháng 8/2019.
Cụ thể, theo Ủy ban KHCN&MT, hiện EVN gặp phải hàng loạt khó khăn như: Việc tồn chứa, tiêu thụ tro, xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện than (nhất là các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Trung và phía Nam); công tác nhận chìm vật liệu nạo vét khi không có chỗ đổ chất nạo vét khu vực cảng tiếp nhận tàu cung cấp than ở một số trung tâm nhiệt điện; việc thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xả nước thải của Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 4, NMNĐ Duyên hải 1.
Về việc nhận chìm vật liệu nạo vét, theo EVN, hiện trong các dự án nạo vét luồng lạch cho cho tàu thuyền chở than đến các NMNĐ, cũng như trong việc xây dựng NMNĐ, khu vực cảng có rất nhiều áp lực buộc các chủ đầu tư phải đưa các vật chất nạo vét từ biển lên bờ. Theo thông lệ quốc tế, các vật chất nạo vét này chủ yếu được trả về với biển khi diện tích biển và khả năng chịu tải của biển còn lớn.
Với điều kiện hiện tại của Việt Nam, việc đưa lên bờ là không thực sự phù hợp và tốn kém. Thực tế như tại Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh) trong dự án khác ngoài dự án của EVN cho thấy phần đất tiếp nhận các vật chất nạo vét sau đó không được sử dụng, phải bỏ hoang.
Việc tồn chứa, tiêu thụ tro, xỉ thải từ các NMNĐ cũng đang là vấn đề lớn của ngành điện. Thống kê cho thấy, hiện EVN đang sở hữu vận hành 12 NMNĐ than sử dụng than nội địa và nhập khẩu. Tổng khối lượng tro xỉ phát sinh từ các nhà máy này trung bình một năm khoảng 8,1 triệu tấn, trong đó tro bay 6,75 triệu tấn và xỉ đáy lò 1,35 triệu tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ số than xỉ còn hạn chế. Trong giai đoạn 2015-2018 khối lượng tro xỉ được tiêu thụ là 10,56 triệu tấn/25,34 triệu tấn, đạt tỷ lệ 40%.
Ngoài ra, việc thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xả nước thải của NMNĐ cũng đang gặp rất nhiều vướng mắc. Theo EVN, ví dụ như NMNĐ Vĩnh Tân 4 có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được duyệt vào năm 2013, trong đó có yêu cầu nước thải đạt mức quy định loại B của QCVN 40:2011/BTNMT. Khi nhà máy này nộp hồ sơ xin cấp phép xả nước thải ngày 17/2/2017, khi bắt đầu vào vận hành, với các thiết bị xử lý nước đã đi vào hoạt động ổn định.
Tuy nhiên, Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT yêu cầu nước thải phải đạt ngưỡng A của QCVN 40:2011/BTNMT vì thời điểm này UBND tỉnh Bình Thuận có ban hành Quyết định quy định việc phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh này. Điều này khiến NMNĐ này không thể thực hiện được vì nhà máy đã được xây dựng với thiết kế được duyệt ban đầu. Tương tự như vậy là yêu cầu của Cục Quản lý tài nguyên nước đối với hồ sơ xin xả nước thải của NMNĐ Duyên hải 1.
Trước những khó khăn này, Ủy ban KHCN&MT kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi chỉ đạo xem xét điều chỉnh, sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường, cần giải quyết triệt để các vấn đề còn chồng chéo giữa các luật khi quy định về thời điểm lập và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời rà soát, chỉnh sửa quy định về nhận chìm ở biển trong các luật liên quan, trong đó cần làm rõ nhận chìm chất nạo vét ở vùng biển này chuyển sang vùng biển kia, sử dụng chất thải từ các nhà máy nhiệt điện than, tấm pin điện mặt trời.
Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban KHCN&MT đề nghị chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền kịp thời giải quyết những kiến nghị của EVN trong công tác nhận chìm vật liệu nạo vét khi thực hiện các dự án nạo vét cảng, luồng tàu; chỉ đạo Bộ TN&MT sớm hoàn thành việc trình phê duyệt, công bố quy hoạch các khu vực biển được phép tiến hành nhận chìm vật liệu nạo vét để doanh nghiệp có căn cứ xây dựng hồ sơ xin cấp phép nhận chìm.