Làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân xưởng giấy hoạt động chui nhiều năm

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa yêu cầu tháo dỡ toàn bộ nhà xưởng sản xuất bột giấy hoạt động không phép nhiều năm gây ô nhiễm môi trường tại huyện Như Xuân. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
23-06-2022
13:38

>> Thu gom xử lý rác thải công nghiệp

>> Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

>> Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Trước đó vào giữa tháng 4/2022, người dân sống dọc sông Quyền và sông Chàng (xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, Thanh Hóa) bức xúc trước tình trạng nước sông đổi màu đen kịt, sủi bọt, bốc mùi hôi thối. Những ngày sau đó, thủy sản tự nhiên trên sông chết bất thường. Người dân cho rằng nguyên nhân cá chết là do nhà máy giấy của Công ty TNHH Khánh Nam (chuyên sản xuất giấy vàng mã) xả thải ra môi trường.

UBND huyện Như Xuân thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, rà soát dọc tuyến sông. Qua đó, đã phát hiện đường ống nối xả thải từ hố ga của nhà máy sản xuất giấy của Công ty TNHH Khánh Nam chảy trực tiếp ra sông. Tiến hành kiểm tra hồ sơ, công ty này chưa được phép hoạt động, chưa có đánh giá tác động về môi trường, đường ống xả thải không có trong thiết kế. Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 50 triệu đồng đối với đơn vị này.

Bể chứa nước thải của Công ty Khánh Nam bốc mùi hôi thối
Bể chứa nước thải của Công ty Khánh Nam bốc mùi hôi thối

Chủ tịch UBND huyện Như Xuân đã yêu cầu công ty tạm đình chỉ hoạt động, hoàn thiện hồ sơ thủ tục và hệ thống xử lý nước thải, buộc tháo gỡ đường ống vi phạm, đồng thời nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau khi xả thải ra sông, báo cáo kết quả khắc phục về Chủ tịch UBND huyện trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.

Kiểm tra hồ sơ, khu đất Công ty Khánh Nam đang hoạt động được Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Chàng giao khoán cho bà Trần Thị Kim Thúy 7.616 m2 đất để sản xuất nông, lâm nghiệp vào năm 2004. Thời hạn giao đến hết năm 2024. Năm 2013, bà Thúy tự ý lấn chiếm thêm 5.200 m2 đất lâm nghiệp để xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy trên tổng diện tích 12.816 m2. Sau đó, đơn vị này đã đầu tư 2 dây chuyền sản xuất vàng mã, hoạt động từ năm 2014 đến nay.

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều lần kiểm tra, phát hiện DN này hoạt động không phép, có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu dừng hoạt động nhưng sau đó vẫn để công ty này tồn tại, hoạt động nhiều năm qua.

Theo chỉ đạo, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Chàng phải thu hồi toàn bộ diện tích đất giao khoán và đất lấn chiếm, đình chỉ sản xuất, và yêu cầu tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng trái phép trước ngày 30/5. Tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đối với các sai phạm trên.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung