Bình Định: Rác thải nhựa ngập trắng cửa biển Tam Quan

Cửa biển Tam Quan, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn là cửa ngõ ra vào của 2.500 tàu thuyền neo đậu hành nghề khai thác câu cá ngừ đại dương. Thế nhưng, hiện nay cửa biển không chỉ đối mặt với khó khăn bị cát bồi lấp tàu thuyền ra vào nguy hiểm, mà nạn rác thải nhựa ngày càng muốn “nuốt chửng” luôn biển.
19-06-2019
09:38

Môi trường Chiêu Dương - Cửa biển Tam Quan, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn là cửa ngõ ra vào của 2.500 tàu thuyền neo đậu hành nghề khai thác câu cá ngừ đại dương. Thế nhưng, hiện nay cửa biển không chỉ đối mặt với khó khăn bị cát bồi lấp tàu thuyền ra vào nguy hiểm, mà nạn rác thải nhựa ngày càng muốn “nuốt chửng” luôn biển.

>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

>> Nhận thu gom xử lí chất thải công nghiệp

Cửa biển Tam Quan không chỉ bị cát vùi lấp, mà rác thải nhựa, rác thải sinh hoạt đang nuốt chửng

UBND tỉnh Bình Định có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý việc cát bồi lấp dẫn đến luồng lạch ra vào cửa biển Tam Quan bị thu hẹp không đủ chỗ để tàu thuyền quay đầu, di chuyển khó khăn, nguy hiểm khi tàu thuyền va vào nhau. Không chỉ cửa biển mà ngay cảng cá Tam Quan do chưa được đầu tư hoàn chỉnh, không có cầu tàu đạt chuẩn, diện tích mặt bằng để lên cá, luồng lạch ra vào cảng bị bồi lấp, khu neo đậu tránh trú bão chưa được nạo vét, tàu vỏ thép ra vào rất khó khăn và mất an toàn, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của ngư dân và việc xác nhận thủy sản khai thác để xuất khẩu theo quy định.

Hiện nay, huyện Hoài Nhơn đang tiến hành nạo vét lượng cát khá lớn dưới biển để tàu thuyền ra vào cửa biển Tam Quan dễ dàng, thuận tiện hơn. Thế nhưng, cửa biển Tam Quan không chỉ bị cát vùi lấp, mà rác thải nhựa, rác thải sinh hoạt, rác thải từ các tàu cá ngư dân vứt xuống biển đang đe dọa vùng biển nơi đây, khiến cửa biển Tam Quan nhếch nhác, phản cảm.

Dọc từ cửa biển đến bãi biển Tam Quan rác trắng bao phủ. Rác thải nhựa các loại như muốn nuốt tươi bờ biển, tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường biển. Mặc dù, dọc bãi biển đều có bảng treo cấm đổ rác, xà bần nhưng rác, xà bần vẫn xuất hiện, tồn nhiều lâu nay và chưa biết khi nào mới được dọn sạch sẽ trả lại môi trường xanh, sạch cho biển.
Khu vực cửa biển, biển Tam Quan nằm sát khu dân cư và phía sau nhà dân thôn Thiện Chánh 2, xã Tam Quan Bắc. Người dân xả rác nhưng không bỏ rác vào thùng, mà vứt rác xuống biển. Cộng với rác từ các nơi tràn vào bờ biển tạo nên dòng rác trắng trôi lềnh bềnh trên mặt biển, len lỏi cùng với đá, nước biển, kết thành những vệt rác trắng xóa nằm uốn lượn theo triền bờ cửa biển.

Nếu UBND huyện Hoài Nhơn chỉ quan tâm đến việc nạo vét cát bồi lấp luồng lạch ra vào cửa biển, mà quên mất rác thải nhựa đang đe dọa ngập trắng cửa biển, bãi biển Tam Quan, thì e rằng con đường phát triển kinh tế, du lịch biển của huyện sẽ còn gặp nhiều khó khăn trên chặng đường phía trước. Bởi cuộc chiến chống rác thải nhựa không thể giải quyết một sớm một chiều, khi người dân, ngư dân chưa ý thức trong việc bảo vệ môi trường biển là yếu tố đầu tiên phát triển kinh tế biển.

Theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035, tiểu vùng số 2 là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao có diện tích khoảng 240.911ha, bao gồm các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân, trong đó Hoài Nhơn là đô thị trung tâm tiểu vùng, định hướng phát triển đẩy mạnh kinh tế biển, phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái. Vì thế, huyện Hoài Nhơn không thể đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trên nền tảng rác thải nhựa đã tồn tại trong nếp ăn, nếp nghĩ, sinh hoạt của người dân vùng ven biển bao đời nay, nếu họ không tự thay đổi nhận thức, hành động bảo vệ môi trường biển.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung