Hưỡng dẫn doanh nghiệp Quản lý chất thải nguy hại theo Luật BVMT 2020

Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Vậy doanh nghiệp cần phân loại, lưu trữ và quản lý CTNH như thế nào cho đúng với luật BVMT 2020?
06-05-2022
09:53

>> Thu gom xử lý rác thải công nghiệp

>> Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

>> Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

 

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật BVMT số 72/2020/QH14 Ngày 17/11/2020: căn cứ Mục 4, Điều 83,84,85;
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP Ngày 10/01/2022: Căn cứ mục 4, Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73;
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Ngày 10/01/2022: Căn cứ Mục 4, Điều 35, 36, 37, 40.

II. Quy định quản lý Chất thải nguy hại như sau:

1. Khai báo chất thải nguy hại:

Chủ nguồn thải CTNH thực hiện khai báo số lượng, chủng loại CTNH phát sinh (nếu có) trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường.

2. Lưu trữ CTNH

- Bao bì lưu trữ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo lưu trữ CTNH an toàn, không rách vỏ, hư hỏng.
  • Bao bì mềm phải được buộc chặt, bao bì cứng phải được đậy kín để bảo đảm chất thải không bị bay hơi hay rò rỉ.
  • Chất thải có dạng lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc các chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải được chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chưa cao nhất cách giới hạn trên bao bì là 10cm

- Thiết bị lưu chứa ( có vỏ cứng kích cỡ lớn) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo lưu chứa an toàn CTNH, có gia cố hoặc thiết kế an toàn tại điểm kết nối và vị trí sắp xếp, chiết nạp, xả thải để tránh rò rỉ.
  • Kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình lưu chứa.
  • Có biển dấu hiện cảnh báo theo tiêu chuẩn Việt Nam kích thước biển tối thiểu mỗi chiều 30cm
  • Thiết bị lưu trữ CTNH thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín và biện pháp kiểm soát bay hơi. Đặc biệt tại các điểu nạp, xả phải có biện pháp kiểm soát nạp đầy tràn để đảm bảo mức chứa cao nhất cách giới hạn của thiết bị là 10cm. Trường hợp thiết bị lưu chứa CTNH không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần đậy nắp kín. Nhưng phải có mái che hoặc biện pháp che nắng, mưa và kiểm soát tránh gió trực tiếp vào trong.
  • Thiết bị lưu chứa CTNH phải có dung tích 02m3 trở lên và đáp ứng các quy định trên. Được đặt ngoài trời nhưng phải đảm bảo kín khít, không bị nước mưa lọt vào. Trường hợp lưu chứa CTNH hoặc nhóm CTNH có khả năng phản ứng hóa học với nhau trong cùng thiết bị lưu chứa phải có biện pháp cách ly đảm bảo CTNH hoặc nhóm CTNH không tiếp xúc nhau trong quá trình lưu chứa.


Thiết bị lưu chứa

- Khu vực lưu chứa

  • Khu vực lưu chứa CTNH phải đáp ứng các yêu cầu sau: Mặt sàn kín khít, không thẩm thấu, đảm bảo nước mưa bên ngoài không tràn vào. Có mái che tránh nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu trữ CTNH trừ các thiết bị lưu trữ có dung tích lớn hơn 02m3 được đặt ngoài trời, có biện pháp thiết kết đặt biệt để gió không trực tiếp vào bên trong; cách ly CTNH hoặc nhóm CTNH có khả năng phản ứng hoa học với nhau; Khu vực lưu trữ phải đảm bảo không để chảy tràn, rò rỉ khi có sự cố.
  • Các chất thải lỏng có PBC, các chất ô nhiễm hữu có khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý của công ước Stockholm (POP) và các thành phần nguy hại hữu có Halogen khác phải chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị chứa đặt trên bục hoặc tấm nâng và không xếp chống lên nhau;
  • Khu vực lưu trữ CTNH phải trang bị các thiết bị, dụng cụ, vât liệu sau: Thiết bị phòng cháy chứa cháy, vật liệu hấp thụ, xẻng; biển hiệu cảnh báo. Đối với cơ sở y tế phải đáp ứng các quy định về quản lý chất thải y tế.

Khu vực lưu chứa
Khu vực lưu chứa

3. Trách nhiệm của chủ nguồn thảiPhân định, phân loại, lưu giữ CTNH

  • Chịu trách nhiệm về phân định, phân loại xác định lượng CTNH phải khai báo và quản lý;
  • Có khu vực lưu giữ tạm thời, lưu giữ CTNH trong cac bao bì hoặc thiết bị lưu giữ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Luật BVMT;
  • Chỉ được lưu giữ CTNH trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày CTNH phát sinh. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn do chưa có phương án vận chuyển hoặc xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở xử lý CTNH phù hợp thì phải báo cáo hằng năm với cơ quan chuyên môn BVMT cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ;
  • Đối với dự án đầu tư thuộc nhóm I, II,III, có phát sinh CTNH phát sinh 1.200kg/năm hoặc 100kg/tháng trong quá trình vận hành phải lập hồ sơ cấp Giấy phép môi trường ;
  • Tự xử lý CTNH tại cơ sở phát sinh hoặc ký hợp đồng để chuyển giao CTNH cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH phù hợp;
  • Phối hợp với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để lập chứng từ CTNH khi chuyển giao theo quy định của BTNMT. Sau 06 tháng kể từ ngày chuyển giao CTNH mà không nhận được 2 liên cuối cùng của chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì phải báo cáo ngay cho cơ quan chuyên môn BVMT cấp tỉnh hoặc BTNMT để kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp chuyển giao CTNH y tế để xử lý theo mô hình cụm thì sử dụng biên bản bàn giao thay chứng từ nguy hại.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung