Thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật ở Cần Thơ chỉ đạt 2,3%

Đó là thông tin được bà Nguyễn Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết tại cuộc họp nghe báo cáo về công tác bảo vệ môi trường, quản lý, thu gom, xử lý rác thải do UBND thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 19/7.
20-07-2018
15:01

Môi Trường Chiêu Dương - Đó là thông tin được bà Nguyễn Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết tại cuộc họp nghe báo cáo về công tác bảo vệ môi trường, quản lý, thu gom, xử lý rác thải do UBND thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 19/7.

>> Tư vấn thiết kế hệ thống xử lí khí thải chuyên nghiệp.

>> Nhận thu gom xử li chất thải tại Bình Dương.

>> Xử lý rác thải giá rẻ.

>> Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Thu[-]gom[-]rác[-]thải[-]thuốc[-]bảo[-]vệ[-]thực[-]vật[-]ở[-]Cần[-]Thơ[-]chỉ[-]đạt[-]2,3%

Thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật ở Cần Thơ chỉ đạt 2,3% 

 Theo bà Nguyễn Thị Minh Hiếu, tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp của Cần Thơ hàng năm khoảng 247.000 ha. Tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên 2.529 tấn; trong đó, lượng bao bì chiếm 10% tổng khối lượng thuốc sử dụng, tương đương khoảng 253 tấn. Ngoài ra, còn có khoảng 4,7 tấn thuốc sót lại bám trên bao bì. 
 
Mặc dù ngành nông nghiệp Cần Thơ đã hỗ trợ 109 hố chứa bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng nhưng đến nay, lượng rác thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp của địa phương này được thu gom và tiêu hủy mới chỉ đạt 5,7 tấn (khoảng 2,3%). Phần lớn còn lại được nông dân chôn, đốt hoặc bán phế liệu. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nguy hại cho cộng đồng và môi trường. 
 
Nói về khó khăn của việc này, bà Hiếu cho rằng các bồn chứa còn ít, không đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Vị trí, địa điểm đặt các bồn chứa cũng gây không ít khó khăn cho công tác vận chuyển sau khi thu gom do phải trải qua nhiều công đoạn. Cùng với đó, một số nông dân vẫn chưa thay đổi được thói quen bỏ bao bì, vỏ chai thuốc ngay tại chỗ sau khi sử dụng. Hướng dẫn của ngành chức năng trong việc súc sửa, phân loại bao bì, vỏ chai vẫn chưa được người dân thực hiện quan tâm thực hiện đúng. 
 
Một khó khăn khác là nguồn kinh phí cho hoạt động này không có, chủ yếu lồng ghép các chương trình khác hoặc phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật để thực hiện. 
 
Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ đề nghị UBND thành phốCần Thơ ban hành kế hoạch hỗ trợ xây dựng các bể chứa và theo dõi thu gom tiêu hủy rác thảithuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống mạng lưới tập huấn, hướng dẫn thu gom rác thải nguy hại có sự tham gia của ban ngành, đoàn thể và người dân. 
 
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân được dễ dàng tiếp cận thông tin, nâng cao ý thức tự giác thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, đồng thời hỗ trợ kinh phí để việc quản lý rác thải nông nghiệp nguy hại ở Cần Thơ đạt hiệu quả hơn – bà Hiếu kiến nghị. 
 
Theo thống kê, mỗi năm nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng hàng chục ngàn tấnthuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh tác dụng bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng thì những loại thuốc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe của chính người dân. 
 
Trung bình, trong mỗi vụ sản xuất, nông dân phun thuốc từ 5 đến 8 lần/vụ, tương ứng với lượng bao bì, vỏ thuốc sử dụng khoảng 4 - 5 kg/ha. Riêng phân bón, theo các chuyên gia nông nghiệp, ước tính lượng phân bón dư thừa trong sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long gần 140.000 tấn/năm. Đây là áp lực không nhỏ lên môi trường cũng như sức khỏe của người dân ở khu vực này.
 

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung