Ngăn chặn việc đấu giá sừng tê giác tránh các rủi ro từ buôn bán trái phép

Ngăn chặn việc đấu giá sừng tê giác tránh các rủi ro từ buôn bán trái phép
11-08-2017
08:02

Môi Trường Chiêu Dương - Tổ chức Humane Society International (HSI) Việt Nam kêu gọi Chính phủ Nam Phi tôn trọng cam kết bảo vệ tê giác bằng cách từ chối cấp phép cho sự kiện bán đấu giá sừng tê giác trực tuyến, có vẻ như nhắm tới đối tượng khách hàng từ hai quốc gia nhập lậu tê giác lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Việt Nam.

>> Tư vấn thiết kế hệ thống xử lí khí thải chuyên nghiệp.

>> Nhận thu gom xử li chất thải tại Bình Dương.

>> Xử lý rác thải giá rẻ.

>> Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Sự kiện đấu giá do ông John Hume, chủ trang trại tê giác lớn nhất thế giới chủ trì sẽ được tổ chức vào ngày 21 tháng 8 (năm 2017) được giới thiệu trên một trang mạng tiếng Anh có thêm tuỳ chọn ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung. 
 
HSI cho rằng nhiều nguy cơ sừng mua từ phiên đấu giá này, ngay cả khi mua hợp pháp ở Nam Phi, sẽ bị các tổ chức tội phạm có tổ chức buôn bán lại nhằm nhập lậu vào các thị trường tiêu dùng tại Châu Á. Theo tính toán được nêu trong Thông  cáo báo chí ngày 27 tháng 2 năm 2017 của Bộ các vấn đề Môi trường Nam Phi thì trong năm 2016, cứ khoảng 8 tiếng, một con tê giác bị giết lấy sừng ở Nam Phi, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thị trường đen ở Việt Nam và Trung Quốc.
 
Sừng tê trong đợt đấu giá này có từ ông chủ trại “khét tiếng” nuôi khoảng 1.500 cá thể, rao bán theo mục đích buôn bán trong nước tại Nam Phi mà hiện nay đã được hợp pháp hoá sau phán quyết của toà án Tối cao Nam Phi vào tháng 4 (năm 2016) dỡ bỏ lệnh cấm năm 2009. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự kiện có thể sắp diễn ra và việc các tùy chọn ngôn ngữ đáng ngờ xuất hiện trên trang mạng giới thiệu cuộc đấu giá, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của Việt Nam đã có tuyên bố chính thức rằng theo pháp luật Việt Nam, sừng tê giác không thể xuất khẩu hợp pháp sang Việt Nam vì mục đích thương mại, y tế, hoặc cá nhân. 
 
Ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cho biết: “Theo Quyết định 11/2013 / QĐ-TTg ngày 24/01/2013, Việt Nam nghiêm cấm toàn bộ việc nhập khẩu mẫu vật tê giác trắng, tê giác đen và các sản phẩm từ chúng, và chỉ có ngoại lệ cho các mục đích như thực thi pháp luật, ngoại giao, nghiên cứu khoa học và mẫu vật trưng bày”.
 
Cuộc đấu giá này xảy ra vào thời điểm nạn săn trộm tê giác đang ở giai đoạn khủng hoảng, cũng theo thông cáo báo chí ngày 27 tháng 2 năm 2017 của Bộ các vấn đề Môi trường của chính phủ Nam Phi, có tới 1.054 cá thể tê giác bị giết hại do săn trộm trong năm 2016, HSI tin rằng bất cứ việc buôn bán tương tự như cuộc đấu giá trực tuyến này sẽ khuyến khích việc săn trộm; và sẽ rất khó khăn thậm chí là không thể giám sát cung đường vận chuyển những mẫu vật sừng tê giác bán ra. Sừng tê giác từ hoạt động săn trộm có thể dễ dàng được đưa vào thị trường một cách hợp pháp,việc này phá hoại nỗ lực bảo vệ các quần thể tê giác ngoài tự nhiên đang bị đe dọa.  
 
Bà Thẩm Thị Hồng Phượng, Giám đốc điều hành của HSI Việt Nam, nói: “Giữa một cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác đang diễn ra, HSI và chính phủ Việt Nam đã hợp tác thành công để giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam. Trong lúc cuộc đấu giá dường như nhắm tới đối tượng mua người Việt Nam và Trung Quốc, HSI cùng chung sức với Chính phủ Việt Nam phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng sừng tê giác không phải là thần dược, tiêu dùng và sở hữu nó chỉ góp phần vào sự tuyệt chủng của tê giác. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự 2015 được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 20/6/2017, những kẻ buôn lậu sừng tê giác vào Việt Nam sẽ có thể phải chịu mức án phạt lên đến 15 năm tù. HSI hy vọng rằng Chính phủ Nam Phi sẽ thể hiện vai trò của họ bằng cách từ chối cấp giấy phép cho cuộc đấu giá này".
 
Tại Nam Phi, các quy định để quản lý việc hợp thức hoá về mặt pháp lý trong buôn bán sừng tê giác trong nước gần đây vẫn chưa được đưa ra, và các quy định đề xuất dựa quá nhiều vào chính quyền cấp tỉnh tại Nam Phi mà trước đây đã ghi nhận quá nhiều vấn đề liên quan đến tham nhũng.  
 
Giám đốc điều hành HSI Nam Phi, Bà Audrey Delsink, nói: “Việc hợp pháp hoá thương mại sừng tê giác trong nước của Nam Phi là một thảm họa sắp xảy ra. Sẽ quá dễ dàng để những kẻ săn trộm và buôn lậu lợi dụng kẽ hở “tráo đổi” sừng bị săn trộm đưa vào thị trường hợp pháp thông qua sự tiếp tay của những nhân viên tham nhũng trong hệ thống. Vì lợi ích của cả Nam Phi và Việt Nam và tất nhiên vì sự tồn tại của tê giác trong tương lai, cuộc đấu giá này không được phép tiến hành. Cuộc đấu giá sẽ đưa ra toàn bộ thông điệp sai về buôn bán sừng tê giác và đe dọa nỗ lực nhiều năm qua của chính phủ Việt Nam, HSI và những tổ chức khác nhằm giảm nhu cầu về sử dụng sừng tê giác". 

Loài tê giác đang phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng, trên thế giới hiện nay chỉ còn năm loài tê giác, khoảng 29.000 cá thể còn lại trong tự nhiên và việc săn bắn bất hợp pháp loài động vật biểu tượng này để lấy sừng vẫn tiếp tục leo thang.Trong thập kỷ qua, những kẻ săn trộm đã giết chết hơn 6.000 con tê giác trên khắp châu Phi, hơn 1.054 con tê giác bị giết trộm chỉ tính riêng trong năm 2016.Trong khi lệnh cấm buôn bán sừng tê giác trong nước ở Nam Phi bị dỡ bỏ vào năm 2016, buôn bán quốc tế về tê giác và các sản phẩm từ tê giác vẫn bị cấm theo Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). 

Sừng tê giác được cho rằng có giá trị làm thuốc ở các nước như Trung Quốc và Việt Nam, mặc dù không có bằng chứng khoa học nào để đưa ra những kết luận này, do vậy chúng có thể được bán với rất giá cao trên thị trường chợ đen. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu cho thấy giá trị mua bán sừng tê giác ở Việt Nam đã giảm, một phần nhờ vào hiệu quả của chiến dịch nhằm giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác của HSI và Chính phủ Việt Nam trong những năm vừa qua. 

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung