Điện mặt trời áp mái thêm “đất diễn”

Với nhiều lợi ích mang lại cho chính chủ đầu tư cũng như cộng đồng, việc lắp đặt điện mặt trời áp mái những năm gần đây đã được người dân, doanh nghiệp quan tâm.
29-05-2020
08:36

>> Công ty Môi trường Chiêu Dương.

>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

>> Nhận thu gom xử lí chất thải công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, thay thế Quyết định 11/2017/ QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. Quyết định 13 có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 và có thời hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2020, với các biểu giá hỗ trợ điện mặt trời (Fit) cho các dự án quy mô khác nhau. Cụ thể, mỗi kWh điện mặt trời áp mái giảm về 8,38 US cent/kWh (tương đương 1.940 đồng), thấp hơn 0,97 cent so với cơ chế áp dụng theo Quyết định 11 trước đây là 9,35 cent/kWh (tương đương 2.165 đồng). Các mức giá này chưa gồm thuế VAT, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày dự án vận hành thương mại, trong vòng 6 tháng từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/ 2020.

Việc lắp đặt điện mặt trời áp mái đang được các doanh nghiệp và người dân rất quan tâm

Nhiều chuyên gia cho rằng, Quyết định 13 của Thủ tướng sẽ là “cú hích” tạo đà cho điện mặt trời áp mái bước vào một chu kỳ phát triển mới bởi những lợi ích thiết thực mà nó đem lại đã rất rõ ràng. Ngoài giảm chi phí tiền điện hàng tháng do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm hoặc giảm giá mua điện bậc cao, thì đó còn là vì không tốn diện tích đất khi lắp đặt, thời gian lắp ngắn và với chi phí ngày càng giảm thì việc hoàn vốn hiện nay chỉ còn khoảng 4 - 5 năm. Song, bên cạnh chính sách giá đã có, ngành điện nên có thêm những chính sách khác để khuyến khích phát triển loại hình năng lượng này, vì đây là nguồn đáng kể bổ sung cho hệ thống điện Quốc gia.

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, với nhiều lợi ích mang lại cho chính chủ đầu tư cũng như cộng đồng, việc lắp đặt điện mặt trời áp mái những năm gần đây đã được người dân, doanh nghiệp quan tâm. Quyết định 13 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó có quy định rõ về giá điện mặt trời áp mái, được kỳ vọng sẽ có một làn sóng mới đầu tư vào đây.

Thực tế cho thấy, 2 năm thực hiện Quyết định số 11/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về phát triển loại hình năng lượng này. Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 4 tháng đầu năm 2020 đã có thêm 5.254 dự án điện mặt trời mái nhà bán điện cho EVN với tổng công suất lắp đặt là 178,66 MWp, sản lượng điện phát lên lưới là 137,1 triệu kWh. Lũy kế đến nay, trên phạm vi cả nước đã phát triển 27.631 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt là 562,8 MWp và đã phát lên lưới điện quốc gia hơn 137,1 triệu kWh.

Tuy nhiên, quy định ban hành cơ chế giá mua điện mặt trời áp mái trong ngắn hạn, cộng với giới hạn công suất lắp đặt đang là rào cản lớn khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.

Ông Nguyễn Tùy Anh, Giám đốc Quỹ Blue Leaf Energy/Macquarie Capital bày tỏ, không nên giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái mà nên giới hạn sản lượng điện phát lên lưới không được quá 1 MW để thúc đẩy tự dùng và nên có quy định riêng cho điện mặt trời áp mái, có hướng dẫn chi tiết hơn để vừa tạo cơ chế thúc đẩy tối đa thị trường này, vừa khuyến khích nhiều người dân và doanh nghiệp nhỏ tham gia đầu tư.

Với điện mặt trời áp mái vì phải thi công ở trên cao nên việc đảm bảo an toàn còn ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, đến chi phí nhân công.

Nhằm đón đầu làn sóng mới về đầu tư trong lĩnh vực này, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cùng Tập đoàn Sơn Hà đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển điện mặt trời áp mái, vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa tận dụng diện tích mặt bằng mái lớn tại các khu dân cư, doanh nghiệp vốn đã có sẵn cơ sở hạ tầng điện lưới đầy đủ. Đặc biệt, các cơ sở khi lắp đặt các sản phẩm điện mặt trời áp mái từ Tập đoàn Sơn Hà sẽ được cam kết đấu nối vào điện lưới quốc gia, sử dụng thuận tiện và có thể bán lại cho công ty điện với mức giá ưu đãi. Đây hứa hẹn là sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, từ các hộ gia đình nhỏ (chỉ cần có diện tích mái trên 12m2 và không bị che chắn, tiêu thụ trên 1 triệu đồng/tháng tiền điện) đến các nhà máy, doanh nghiệp, khách sạn… có diện tích mái lớn và tiêu thụ nhiều điện năng. Với chi phí lắp đặt ước tính 20 triệu đồng/Kwp (tùy thuộc điều kiện lắp đặt), khách hàng sẽ chỉ mất 5 - 6 năm để có thể hoàn vốn ban đầu (chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái) và thu lợi nhuận.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung