Báo động bệnh Whitmore tăng đột biến tại miền Trung

 Bệnh Whitmore với tỉ lệ tử vong trung bình 40 - 60% có số ca bị nhiễm tăng đột biến ở miền Trung trong thời điểm khu vực này chịu tác động của bão lũ.
18-11-2020
10:56

>> Công ty Môi trường Chiêu Dương.

>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

>> Nhận thu gom xử lí chất thải công nghiệp

Từ đầu tháng 10 đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế ghi nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, hay còn gọi là bệnh "vi khuẩn ăn thịt người".

Khoảng 50% bệnh nhân là người ở Thừa Thiên Huế, còn lại đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng khiến việc điều trị khó khăn, kết quả không khả quan.

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đang điều trị cho bệnh nhân
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đang điều trị cho bệnh nhân
 

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, từ năm 2014-2019 đã ghi nhận 83 trường hợp được chẩn đoán mắc Whitmore. Từ tháng 1 đến tháng 9/2020, tiếp nhận 11 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Số lượng ca bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" tăng đột biến do mưa lũ kéo dài và sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.

Khám và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Whitmore tại Bệnh viện Trung ương Huế

Bệnh Whitmore do trực khuẩn gram âm Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn này được tìm thấy trong đất, nước bẩn hay tại các cánh đồng lúa gạo và các vùng nước tù đọng; có thể lây lan sang người và động vật bằng việc tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.

Trường hợp mắc bệnh Whitmore tăng đột biến sau mưa lũ ở Miền Trung
Trường hợp mắc bệnh Whitmore tăng đột biến sau mưa lũ ở Miền Trung

Người mắc bệnh chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua các vị trí da, vết thương, bị xây xước hoặc hít phải bụi, hơi nước, uống nước có nhiễm khuẩn. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến trầm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Người có tiền sử đái tháo đường mắc bệnh Whitmore chiếm tỷ lệ cao.

Hầu hết các bệnh nhân đều có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng, tổn thương đa cơ quan, dễ nhầm với bệnh khác, đặc biệt là bệnh lao.

Thạc sỹ Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định bệnh để điều trị kịp thời.

 

 

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung