Hà Nội ô nhiễm là do chưa thể di dời 100 cơ sở sản xuất

Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 phải di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ở 12 quận ra khỏi nội thành. Nhưng đến nay, số lượng nhà máy ô nhiễm đã di dời vẫn chỉ được đếm trên đầu ngón tay.
16-09-2019
09:05

Công ty Môi trường Chiêu Dương 

>> Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

>> Nhận thu gom xử lí chất thải công nghiệp

Tại quận Đống Đa, Công ty TNHH B.Braun ở 170 đường La Thành vẫn thường xuyên hoạt động gây tiếng ồn. Nhà máy nằm cạnh trường THCS Tô Vĩnh Diện.

Theo quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội, nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sẽ phải di dời về Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Tuy nhiên, nhà máy mới của Công ty Rạng Đông tại khu công nghiệp Quế Võ vẫn chưa được xây dựng.

Sáng 3/9, một cuộc họp đánh giá sự cố cháy Nhà máy Rạng Đông diễn ra tại Bộ Tài nguyên và Môi trường dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, coswj tham gia của đại diện UBND thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học.

Căn cứ báo cáo phân tích, đặc biệt là số liệu quan trắc môi trường xung quanh của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường đánh giá mức độ nguy hại và phạm vi ảnh hưởng từ sự cố cháy nổ tại Nhà máy Rạng Đông thuộc nhóm trung bình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối với môi trường và người dân xung quanh nhà máy, Bộ TN & MT đề nghị, với các vật liệu đã bị hủy hoại, hư hỏng, tro xỉ, tàn dư từ đám cháy cần thu gom vào các container chuyên cho cơ quan đủ năng lực xử lý. Về lâu dài, Công ty Rạng Đông, UBND Hà Nội cần phối hợp với lực lượng phòng hóa của Bộ Quốc phòng xử lý các tồn dư hóa chất và kim loại nặng phát tán từ sự cố.

Cháy nhà máy Rạng Đông. Ảnh: Internet.

Bộ TN&MT cũng đề nghị Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam mời các chuyên gia Nhật Bản phối hợp cơ quan nghiên cứu của Việt Nam nghiên cứu, đánh giá và quản lý môi trường sau sự cố cháy nổ. Tổng cục Môi trường tiếp tục tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để hướng dẫn, hỗ trợ thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục quan trắc, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường không khí, đất, nước xung quanh khu vực sự cố để có các khuyến cáo kịp thời tới cộng đồng.

Ghi nhận của PV Tiền Phong ngày 3/9, quanh hiện trường vụ cháy xưởng Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bốc mùi khét, khó chịu, nhiều người đi qua phải bịt mũi. Nhiều nhà dân khóa cửa, không có người ở.

Tổng lượng thủy ngân phát thải ra môi trường là bao nhiêu?

Trên cơ sở số lượng bóng đèn huỳnh quang và đèn compact bị cháy (theo báo cáo của Công ty Rạng Đông), một nhóm nhà khoa học đã tính toán tổng lượng thủy ngân có thể phát thải ra môi trường. Một chuyên gia trong nhóm cho biết, mỗi bóng đèn huỳnh quang chứa khoảng 5mg thủy ngân, mỗi bóng đèn compact chứa khoảng 4mg thủy ngân, theo quy chuẩn thông thường của thế giới. Trên mô hình tính toán, họ ước lượng tổng thủy ngân phát thải từ sự cố cháy nhà máy Rạng Đông là 27,2kg. Theo kết quả công bố ngày 5/9/2019 tại khu vực cháy, nồng độ thủy ngân trong không khí vượt ngưỡng 10 - 30 lần.

Ngày 3/9, hiện trường vụ cháy vẫn chưa được cách ly với nhà dân xung quah. Ở ngõ 342, đường Khương Đình, nơi tiếp giáp nhà xưởng bị cháy, ai cũng có thể tiếp cận hiện trường vụ việc. Trưa 3/9, phóng viên Tiền Phong ghi nhận, quanh hiện trường vụ cháy vẫn có mùi khét đậm đặc. Đối diện khu nhà xưởng bị cháy, hầu hết các nhà đều khóa cửa kín mít. Cửa hàng cắt tóc, gội đầu số 93/342 Khương Đình là một trong số ít nhà vẫn mở cửa.

Một số người dân đi qua ngõ 342 Khương Đình chia sẻ, mùi từ đám cháy bốc ra rất khó chịu. Nhiều người đi qua khu vực này có cảm giác nôn nao, khó chịu.

Tại quận Hai Bà Trưng, Nhà máy Dệt kim của Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân (Công ty Dệt kim Đông Xuân) ở số 524 phố Minh Khai gây ô nhiễm môi trường nhiều năm nay, khiến người dân bức xúc. Mặc dù chỉ sản xuất cầm chừng nhưng mỗi khi nhà máy hoạt động, cư dân xung quanh đều bị ảnh hưởng bởi khói bụi nhà máy xả ra. Đặc biệt, các sợi vải bay cao trong không khí khiến cư dân ở các tầng cao khu chung cư gần đó cũng bị ảnh hưởng.

Công ty Dệt kim Đông Xuân buộc phải di dời khỏi nội đô trước năm 2013 theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội. Năm 2011, Công ty này xây dựng nhà máy mới ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) và đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, từ đó đến nay nhà máy cũ vẫn chưa chịu di dời. Công ty TNHH B.Braun đã xây dựng cơ sở sản xuất ở KCN Thanh Oai nhưng vẫn duy trì sản xuất tại nội đô.

Đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội. Thực hiện chủ trương trên, năm 2016, báo cáo về tác động của Luật Thủ đô, Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành. Tuy nhiên, tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9/2018, theo số liệu báo cáo Hà Nội đưa ra, mới chỉ di dời được 4 cơ sở.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết, Hà Nội đã giao các sở Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên & Môi trường, Công Thương… rà soát, phân nhóm thứ tự các cơ sở ô nhiễm cần di dời. Hà Nội cũng đã có báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về cơ chế thu hồi đất sau khi di dời, thực hiện chuyên đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch. Quỹ đất của các cơ sơ sản xuất gây ô nhiễm sau khi di dời đều được UBND thành phố xem xét chỉ đạo ưu tiên phục vụ đầu tư xây dựng bổ sung trường học, cây xanh, công trình công cộng…, phần diện tích còn lại được xem xét, đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ, thương mại, nhà ở… trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu, sự phù hợp với quy hoạch.

Về sự chậm trễ di dời các cở sản xuất ô nhiễm ra khỏi nội đô, UBND thành phố Hà Nội lý giải, doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí để sản xuất, kinh doanh thuận tiện đi lại và sinh hoạt; năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch, đầu tư công nghệ xử lý nước thải, chất thải và đầu tư tại nơi chuyển đến.

Một lãnh đạo của Bộ Xây dựng nói rằng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải di dời thực hiện bán tài sản gắn liền với đát, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Doanh nghiệp phải di dời từ làm chủ đầu tư hoặc liên doanh với nhà đầu tư khác hình thành pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.

Thủ tướng đã có quyết định, đơn vị nào chây ì không chịu di dời phải xử lý nghiêm minh, đặc biệt các đơn vị không chịu di dời để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường phải bị xử lý hình sự. Chúng ta không thể vì lợi ích cục bộ của một bộ phận mà làm tổn hại lợi ích chung và môi trường của Thủ đô.

Ngoài ra, còn các đơn vị tuy đã di dời, nhưng không bàn giao mặt bằng cho Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch của Thành phố như trường học, công viên và các phúc lợi xã hội khác là cũng vi phạm. Tội này cũng coi như tội tham ô của công, cũng phải được xử lý theo pháp luật.

Các cơ quan quản lý của Thành phố phải tăng cường quản lý, phải phát hiện ra các đơn vị nào nằm trong quy hoạch mà không di dời hoặc đã di dời mà không bàn giao mặt bằng kịp thời báo cáo với UBND Thành phố, Chính phủ và các Bộ, ban ngành để kịp thời xử lý, tránh tình trạng chủ đầu tư lợi dụng mua giá rẻ, xây các nhà cao tầng làm tăng mật độ dân số và gây ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường./.

Bình luận

Facebook Chat
Mở Khung